Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh dễ gặp ở Việt Nam và thường xảy ra bất ngờ, đột ngột. Bệnh xảy ra mảng xơ vữa bị nứt vỡ và các cục huyết khối hình thành làm tắc mạch vành hoàn toàn. Từ đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy làm sao để nhận biết được các dấu hiệu và cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim thế nào? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu nhé!
1. Dấu hiệu của người bị nhồi máu cơ tim cấp
Theo những thống kê được thực hiện, người bị nhồi máu cơ tim có biểu hiện trước vài tuần, vài tháng. Tuy nhiên, vì người bệnh không biết rõ được nên thường bỏ qua các tín hiệu từ cơ thể. Sau đây là một số các dấu hiệu để nhận biết bệnh:
1.1. Đau thắt ngực:
Đau thắt ngực là biểu hiện vô cùng nguy hiểm. Người bị bệnh sẽ có cảm giác phần tim bị vật đè nặng, cảm giác bị kim đâm. Đôi lúc bị nhói lên và xuất hiện giữa ngực hoặc ngực bên trái. Sau đó cảm giác này lây lan đến cổ, hàm, cánh tay. Biểu hiện này thường chỉ kéo dài vài phút rồi biến mất. Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp bị khó thở cố sức. Thông thường, khó thở có thể diễn ra trước hoặc cùng lúc với đau thắt ngực.
1.2. Mệt mỏi, buồn nôn, khó tiêu:
Các dấu hiệu này sẽ xuất hiện với tần suất nhiều lần. Và thường diễn ra trước vài ngày trước khi phát bệnh. Các biểu hiện trên thường chủ yếu gặp phải đối với phái nữ. Ngoài ra còn có triệu chứng lo lắng quá mức, vã mồ hôi lạnh,…
Khi các dấu hiệu trên, đặc biệt là dấu hiệu đau thắt tim, bệnh nhân cần được đến bệnh viện ngay. Nhờ đó có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
2. Phương pháp sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim tại nhà
Nếu bệnh nhân nhồi máu cơ tim xảy ra tại nhà, việc sơ cứu là rất quan trọng. Vì sơ cứu đúng cách sẽ kéo dài được thời gian cho đến khi kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất. Cùng với đó, phần nào đảm bảo tính mạng của bệnh nhân. Sau đây là một số phương pháp có thể tham khảo:
2.1. Phương pháp sơ cứu với bản thân người bệnh:
Nếu người bệnh phát hiện mình đang bị nhồi máu cơ tim khi ở một mình, có thể thực hiện phương pháp sau:
- Dừng mọi công việc đang làm lại và dành thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, người bệnh có thể vừa nằm vừa ngồi với tư thế co đầu gối cùng với nằm nghiêng một góc 75 độ so với mặt đất.
- Để tránh tim bị mệt có thể thả lỏng vai và cánh tay. Rồi hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và không nên cố gắng hít sâu hay nín hơi.
- Uống thuốc điều trị đau thắt ngực theo sự chỉ định của bác sĩ. Cùng cần mang sẵn thuốc bên người. Có một số dạng thuốc như ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt dưới lưỡi khi chờ xe cấp cứu. Sau đó 5 phút, nếu không đỡ có thể dùng thêm liều nữa.
- Nếu bác sĩ sử dụng aspirin (để chống kết tập tiểu cầu), người bệnh có thể nhai. Hoặc để phòng chống cục đông máu có thể uống dạng sủi. Sau đó, người bệnh cần được đưa ngay đến bác sĩ để kịp thời chữa trị.
2.2. Sơ cứu khi người nhà đang bị nhồi máu cơ tim:
Khi người thân còn dấu hiệu tỉnh, cần đặt người thân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi trong không gian thoáng đãng. Bên cạnh đó cần tránh nói quá to hay nhiều để tránh gây nên căng thẳng cho người bệnh. Nếu người bệnh được kê thuốc cần lấy thuốc theo hướng dẫn.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bất tỉnh có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Ép tim ngoài lồng ngực: cần đặt bệnh nhân trên mặt phẳng cứng. Sau đó quỳ gối phía bên trái bệnh nhân. Thực hiện chồng hai tay trước tim khoảng cách giữa 2 núm vú giữa liên sườn và ở ngay trên xương ức. Dùng toàn lực ép sâu xuống tầm ⅓ lồng ngực rồi nới lỏng tay ra. Lặp lại động tác này trong 1 phút 60 lần. Mục đích là đẻ tăng cường độ co bóp tim cho người bệnh.
- Hô hấp nhân tạo: Đặt bệnh nhân mặt phẳng cứng với tư thế kê cao cổ và hơi ngửa ra sau và nới rộng quần áo. Tiếp đó cần kiểm tra trong miệng xem có dị vật hay không. Sau khi kiểm tra xong, cần bị mũi bệnh nhân rồi dùng miệng lấy hơi thổi nhiều lần vào miệng của người bệnh nhiều lần.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các kỹ thuật cần phải nắm rõ và đã từng qua đào tạo. Nhờ đó mà có thể sơ cứu một cách đúng để đảm bảo tính mạng của bệnh nhân. Cùng với đó, cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.
Kết luận:
Hy vọng bài viết trên của quầy thuốc Minh Long có thể giúp quý độc giả nắm được các dấu hiệu cùng như cách sơ cứu cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Từ đó có thể giúp người bệnh có phòng ngừa kịp thời. Hơn thế nữa, khi gặp phải người đang bị nhồi máu cơ tim, việc có kiến thức và kỹ năng sơ cứu cũng có thể giúp cho bệnh nhân bảo toàn được tính mạng.