Mùa hè đến cũng là lúc mà bệnh tiêu chảy diễn ra thường xuyên và nhiều hơn. Tuy là bệnh thường gặp nhưng nếu để tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn là tính mạng của trẻ. Vậy nên, hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhé!
1. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ
Trẻ em bị tiêu chảy chủ yếu là do virus Rota gây nên. Bên cạnh đó, bệnh còn do một số vi khuẩn như E.coli, tả lỵ, vi khuẩn và nhiễm khuẩn gây nên. Các loại vi khuẩn thường lây nhiễm thông qua đường thức ăn, nước uống, đồ chơi, hay bàn tay người tiếp xúc với trẻ.
2. Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ
Khi bị tiêu chảy, trẻ có dấu hiệu như mệt mỏi, không chịu chơi, kém ăn. Cùng với đó, trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Việc đi ngoài kèm theo phân lỏng, chất nhầy. Nếu tiêu chảy trường hợp nặng còn kèm theo máu hoặc mủ và có thể tiêu chảy ra vi khuẩn lỵ. Khi trẻ bị bệnh ở mức độ nặng hơn thì các dấu hiệu của bệnh cũng sẽ trở nặng hơn và gây nguy hiểm cho trẻ.
3. Điều trị tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cho nên, nếu bị bệnh, có một số cách điều trị cho trẻ như sau:
3.1. Bù nước và chất điện giải
Tiêu chảy nhiều lần sẽ khiến lượng nước và chất điện giải trong cơ thể bị mất đi. Cho nên, uống nước đầy đủ và bổ sung các chất điện giải là rất cần thiết
- Hướng dẫn liều lượng
Với trường hợp mất nước ở mức độ nhé, có thể điều trị bằng cách sử dụng dung dịch ORS, hoặc cho trẻ uống nhiều nước hơn. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ ăn thực phẩm dễ ăn như nước háo, nước chuối,..
Với mất nước mức độ vừa, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Cùng với đó, có thể sử dụng dung dịch theo liều lượng như sau để bù nước sau mỗi lần đi ngoài: trẻ dưới 2 tuổi uống 50-100ml. Còn trẻ 2-10 tuổi uống từ 100-200ml. Còn đối với trẻ từ 10 tuổi trở bên có thể uống theo nhu cầu. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ.
Với trẻ dưới 2 tuổi, cho trẻ uống từng ngụm. Nếu trẻ có nôn thì tiếp tục cho trẻ uống sau 10 phút mỗi thìa cách nhau 2-3 phút. Nếu sau 4 giờ tình trạng mất nước vẫn chưa thuyên giảm thì cần đưa trẻ để điều trị từ y bác sĩ.
3.2. Chế độ thức ăn cho trẻ khi bị tiêu chảy
Khi tiêu chảy, trẻ nên được ăn đầy đủ khẩu phần để có thể phục hồi nhanh hơn.
Các thực phẩm nên dùng khi bé bị tiêu chảy:
- Gạo (bột gạo), khoai tây; thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
- Sữa đậu tương, sữa chua.
- Dầu thực vật.
- Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
Bên cạnh đó, độ tuổi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến khẩu phần ăn:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Cần tiếp tục nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Ngoài ra, nếu không có sữa mẹ, có thể thay thế bằng sữa bò hoặc sữa bột. Tuy nhiên , khẩu phần ăn cần phải pha loãng hơn.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ nạp thêm các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác như từ thịt, trứng,.. Thêm một chút dầu thực vật để cung cấp thêm năng lượng cho trẻ. Ngoài ra, bổ sung vitamin, kali cho trẻ bằng hoa quả. Đặc biệt, sử dụng men vi sinh và các vi chất đường ruột cho trẻ để tăng khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa.
Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:
- Không nên cho trẻ ăn các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường. Ngoài ra, cần tránh các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt . Vì các thực phẩm trên sẽ giúp hệ tiêu hóa bị tổn thương hơn và các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa.
4. Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ:
Tiêu chảy làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, các biến chứng còn sót lại cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và trí thông minh của trẻ sơ sinh. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đề phòng cho con em mình.
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng tuyệt vời. Vì vậy, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn để giảm thiểu và phòng ngừa tiêu chảy. Sữa mẹ chứa nhiều vi khuẩn tốt như vi khuẩn axit lactic, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong ruột già.
- Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, nguồn nước, không gian sống trong lành.
- Rửa tay và ăn uống đầy đủ trước khi cho con bú.
- Xử lý phân an toàn, sạch sẽ
- Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tiêm vắc-xin rotavirus từ 6 tuần tuổi để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể xảy ra.
Kết luận:
Hy vọng bài viết Quầy thuốc Minh Long cung cấp cho quý độc giá những thông tin về phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.