Bị rối loạn tiêu hoá nên uống thuốc gì? Làm sao để hết rối loạn tiêu hóa?

Khó chịu, đau bụng, mệt mỏi,… là những dấu hiệu phổ biến của rối loạn tiêu hóa. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì? Làm sao để hết rối loạn tiêu hóa? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu nhé!

Bị rối loạn tiêu hoá nên uống thuốc gì? Làm sao để hết rối loạn tiêu hóa?

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể nhắc đến như:

  • Chế độ ăn uống: có thể đến từ chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Hoặc có thể là do uống nhiều cà phê, trà, đồ ăn cay nóng, chua, dầu mỡ. Đặc biệt là đồ ăn thiếu vệ sinh.
  • Nguyên nhân bệnh lý: bệnh có thể xuất hiện nếu có bệnh lý đại tràng hay dạ dày. Có thể kể đến như viêm đại tràng, hay viêm loét tá tràng. Điều này làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng bị kém đi. 
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: có một số loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chủ yếu diễn ra ở trẻ em. 

Bị rối loạn tiêu hoá nên uống thuốc gì? Làm sao để hết rối loạn tiêu hóa?

Với người bệnh sẽ kèm các dấu hiệu như đau bụng, chán ăn, tiêu chảy,…Từ đó có thể gây nên cảm giác khó chịu, cản trở hoạt động hằng ngày. 

2. Nên điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, thuốc sẽ đi kèm với tác dụng phụ không mong muốn. Cho nên, sau đây là một số đơn thuốc phổ biến và an toàn có thể tham khảo:

Khi bị triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu có thể sử dụng các loại thuốc sau:

  • Domperidon: thuốc giúp cơ thắt dưới được tăng áp lực, dạ dày hỗ trợ tăng co bóp. Nhờ đó giúp thức ăn từ dạ dày được chuyển dưới ruột.
  • Neopeptine: hay còn được gọi là men tiêu hóa. Thuốc có tác dụng giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, giảm tình trạng đầy bụng.
  • Maalox: Nếu người bệnh có triệu chứng khó tiêu kèm theo ợ thì Maalox là phương thuốc phù hợp nhất. Thuốc giúp kháng axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng và niêm mạc thực quản.
  • Metoclopramide: Thuốc có tác dụng cảm giác buồn nôn được hạn chế. Đồng thời, ngăn trào ngược dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa;
  • Cylovanon: Thuốc được dùng cho trường hợp bị ợ hơi, táo bón. Bên cạnh đó, thuốc còn hỗ trợ lợi mật. 

Nếu trường hợp bị tiêu chảy hoặc đi ngoài ra phân lỏng, một số có thể tham khảo như sau: 

  • Berberin: Thuốc có tác dụng giúp đường ruột được sạch hơn. Nhờ đó giúp thuyên giảm được triệu chứng tiêu chảy. Nguyên nhân là do thuốc có thành phần chính là cây hoàng đằng. Đây là thực vật có chứa kháng sinh khi vào đường ruột diệt các vi khuẩn. Bên cạnh đó, còn kích thích tăng tiết mật, giúp tiêu hóa tốt hơn;
  • Oresol: Là dung dịch nước bổ sung chất điện giải khi bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu muốn đạt hiệu quả tối đa thì dung dịch cần được pha đúng theo tỷ lệ.
  • Loperamid: Thuốc được chỉ định dùng để cầm tiêu chảy khi các triệu chứng tiêu chảy kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

Bị rối loạn tiêu hoá nên uống thuốc gì? Làm sao để hết rối loạn tiêu hóa?

3. Làm gì để phòng tránh rối loạn tiêu hóa?

Để phòng tránh rối loạn tiêu hoá, một số cách như sau có thể tham khảo;

  • Ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Cùng với đó, tránh ăn các thực phẩm có chứa các chất gây kích thích hệ tiêu hóa.
  • Nếu bị táo bón thường xuyên, cần bổ sung thêm chất xơ. Nhờ đó giúp cho quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có chất kích thích
  • Bổ sung men vi sinh và các lợi khuẩn cho đường ruột
  • Bổ sung khoáng chất và vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng bài viết của Quầy thuốc Minh Long đã cung cấp cho quý đọc giả những thông tin hữu ích về rối loạn tiêu hóa.