Bệnh sởi ở trẻ em: nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Sởi là bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ em và do virus gây ra. Bệnh thường có diễn biến nhanh chóng và để lại biến chứng nặng. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu Bệnh sởi ở trẻ em: nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa!

Bệnh sởi ở trẻ em: nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

1. Nguyên nhân gây Bệnh sởi ở trẻ

Sởi là bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp do virus thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Khi bị bệnh sẽ lây lan, phát triển nhanh chóng, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Bệnh thường dễ lây lan ở nơi đông người như nhà trẻ, công viên, trường học,… Do loại virus này thường sinh sống ở cổ họng, chất nhầy ở mũi.  Một số biểu hiện khi mắc bệnh như sốt, viêm long đường hô hấp, phát ban ở mặt rồi lan rộng ra toàn bộ cơ thể.

2. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sởi ở trẻ

Vì trẻ em hệ miễn dịch vẫn còn yếu, cho nên virus rất dễ tấn công vào trẻ. Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời thì có thể gặp những biến chứng như: 

  • Viêm não: Có 10 trẻ thì 1 trẻ mắc viêm não cấp tính. Trẻ sẽ có biểu hiện đau đầu dữ dội, hôn mê, sốt cao, nôn liên tục.
  • Viêm phổi: do các vi khuẩn cầu tụ Influenzae type B và Haemophilus bội nhiễm khiến trẻ bị viêm phổi.
  • Ngoài ra, còn có một số biến chứng như viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy. Thậm chí có nguy cơ tái bùng phát thể lao tiềm ẩn do hệ miễn dịch trẻ bị suy yếu. 

3. Triệu chứng Bệnh sởi ở trẻ

Với chủng điển hình

  • Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài 8-11 ngày và không có các biểu hiện. 
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này trẻ có biểu hiện như sốt nhẹ, vừa hoặc cao. Và viêm kết mạc, ho, hạch ngoại biên sưng to,…
  • Giai đoạn phát ban: Giai đoạn này sẽ kéo dài 4-6 ngày. Phát ban bắt đầu ở tai rồi lan từ mặt xuống dần bộ phận cơ thể. Tình trạng lan rộng này kéo dài dài 3 ngày. Những vết phát ban thường màu đỏ, nhỏ, hơi sần và mọc thành từng đốm. Những đốm tròn có đường kính 3-6mm. 
  • Giai đoạn ban bay: Khi ban bay cũng là lúc trẻ hết sốt. Những vết phát ban thâm lại trên vùng da phát ban. Nếu ở giai đoạn này trẻ vẫn còn sốt thì có thể bệnh chuyển biến nặng hơn. 

Với thể đặc biệt:

Ở thể này trẻ thường sốt nhẹ, ít các đốm phát ban và thể trạng không có gì bất thường. Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cho nên, nếu có những biểu hiện sau nên đưa trẻ đến bác sĩ để xác định đúng bệnh. Nếu trẻ có một số triệu chứng như khó thở, đau đầu, muốn ngủ hơn hoặc hôn mê cần đưa trẻ đến viện ngay. 

3. Cách phòng ngừa Bệnh sởi ở trẻ

Vì bệnh sởi rất dễ lây lan và biến chứng nặng, nên phụ huynh có thể Bệnh sởi ở trẻ bằng tiêm vacxin. Theo như bộ Y tế, với trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm chủng vắc xin. Một số các loại vacxin có thể tham khảo như:

  • Vắc xin MMR II: dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi. Nếu trẻ chưa bị mắc các bệnh như sởi/rubella/quai bị thì tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau 2 tháng.
  • Vắc xin Priorix: loại vắc xin này phù hợp với trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi. Vắc xin từ Bỏ này cần tiêm 3 mũi. Với mũi 1 cách mũi 2 3 tháng và mũi 2 cách mũi 3 tầm 3 năm sau. Ngoài ra, trẻ lớn hơn cũng có thể tiêm loại vắc xin này. Với trẻ 12 tháng – dưới 7: tiêm 2 mũi cách 3 tháng. Nếu trên 7 tuổi tiêm 2 mũi cách 1 tháng. Nếu có dịch thì tiem 3 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. 
  • Vắc xin MVVAC: Mũi 1 sẽ tiêm khi trẻ từ 9 đến dưới 12 tháng tuổi. Sau 3 năm thì tiêm mũi 2 và cách 3 năm lại tiêm lại mũi 3. 

Tiêm vắc xin không phụ thuộc nhiều vào độ tuổi nên cha mẹ không cần lo lắng quá. Cùng với đó, có thể ngừa Bệnh sởi ở trẻ bằng cách giữ vệ sinh cho trẻ với môi trường sống thoáng mát. Từ đó, nhằm tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý vệ sinh mũi cho trẻ cẩn thận và khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng. 

Hy vọng bài viết trên của quầy thuốc Minh Long mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Bệnh sởi là một trong bệnh lây truyền nguy hiểm cho trẻ. Việc phòng ngừa sớm sẽ giúp trẻ phòng được bệnh và tránh rủi ro ro có thể gặp khi mắc bệnh.