Tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ đang là mối lo ngại rất lớn của các bậc cha mẹ đối với con của mình mỗi khi thời tiết đổi mùa. Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vậy bệnh tay chân miejeg ở trẻ là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về căn bệnh này. 

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ 

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chân miệng ở trẻ chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên.  2 loại virus gây bệnh thường gặp là:

  • Coxsackie A16: gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày.
  • Enterovirus typ 71: gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân lây bệnh

Virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây lan rất nhanh, trực tiếp từ người sang người. Các con đường lây truyền virus như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
  • Hít, nuốt các dịch tiết, nước bọt của người bệnh khi ăn uống chung/ho/hắt hơi/nói chuyện.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh
  • Lây qua bàn tay người chăm trẻ bị bệnh
  • Cầm nắm đồ chơi hoặc chạm vào đồ dùng trẻ bị bệnh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào? 

Triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể có những triệu chứng bệnh khác nhau, cụ thể như:

  • Giai đoạn ủ bệnh và khởi phát: Triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này bao gồm:
    • Sốt, mệt mỏi
    • Đau họng
    • Niêm mạc miệng, họng bị tổn thương
    • Chảy nhiều nước bọt
    • Tiêu chảy
    • Biếng ăn
  • Giai đoạn toàn phát: Sau khởi phát 1 – 2 ngày, các triệu chứng điển hình của bệnh xuất hiện:
    • Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối
    • Loét miệng
    • Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.
    • Phát ban

Biến chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Một số biến chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể kể đến như:

  • Viêm màng não siêu vi
  • Các biến chứng hiếm gặp: bại liệt, tê liệt hoặc viêm não.
  • Một số dấu hiệu cho thấy trẻ có biến chứng não như: khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình, hoảng hốt, nói lảm nhảm, co giật,…

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ bùng phát rất nhanh, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là khi thời tiết nóng ẩm bởi đây là thời điểm thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

Một số cách phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo

  • Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi chăm người bệnh, bạn cũng cần vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là khi chuẩn bị đồ ăn và sau khi thay tã hoặc tiếp xúc với các bọng nước của trẻ bị bệnh.
  • Sử dụng xà phòng và dung dịch khử trùng để vệ sinh các vật dụng và không gian phòng
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người.
  • Theo dõi tình trạng khi trẻ mắc bệnh để chăm sóc y tế kịp thời.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể