Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, phụ huynh cần làm gì?

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ. Theo thống kê của tổ chức WHO, hằng năm có đến 432.000 ca tử vong ở trẻ nhỏ. Vậy tiêu chảy là gì và nguyên nhân Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do đâu? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu nhé!

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, phụ huynh cần làm gì?

1. Tiêu chảy và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ là tình trạng trẻ đi ngoài ở dạng lỏng hơn 3 lần trong ngày. Nguyên nhân chính là do virus Rota gây nên chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Từ đó khiến cho đường ruột bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và vi khuẩn. 

Ở trẻ sơ sinh thường có các loại tiêu chảy có thể kể đến như:

  • Tiêu chảy do kích thích bài tiết: Khi đường ruột không dung nạp được hoặc bị kích thích sẽ gây ra tiêu chảy kích thích bài tiết. Điều này xảy ra do độc tố của vi khuẩn làm kích thích bài tiết ion âm. Tình trạng tiêu chảy này không dừng lại kể cả nhịn ăn. 
  • Tiêu chảy thẩm thấu: việc trong ruột bị kéo quá nhiều nước hoặc hệ tiêu hóa kém đi dẫn đến tiêu chảy thẩm thấu. Nguyên nhân là  đến từ sử dụng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Đây là loại thuốc có công dụng kéo nước vào đường ruột để làm hết táo bạn. 
  • Tiêu chảy rỉ máu: đây là tình trạng khi đi ngoài lẫn phân và máu. Tình trạng này chủ yếu đến từ viêm ruột, viêm loét dạ dày hoặc bị nhiễm trùng đường ruột. 
  • Kiết lỵ: khi tiêu chảy có kèm rõ máu là tình trạng của kiết lỵ. Đây là biểu hiện cho thấy mô ruột đang bị xâm lấn. Cùng với có thể là dấu hiệu của các bệnh như Shigella, Entamoeba và Salmonella.  

2. Biểu hiện khi Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, có một số dấu hiệu nhận biết như sau dựa theo tình trạng mất nước của trẻ:

  • Trường hợp trẻ bị mất nước mức độ nhẹ: ở mức độ này trẻ biểu hiện như khô miệng, mắt. Cùng với đó là đi tiểu ít hơn bình thường kèm triệu chứng mệt mỏi, quấy khóc. 
  • Trường hợp trẻ bị mất nước mức độ vừa: ở mức độ này da trẻ bị kho, bắt đầu xuất hiện tình trạng trung mắt. Ngoài ra, trẻ có dấu hiệu lờ đờ, li bì.
  • Trường hợp mất nước ở mức độ nặng: lúc này da bé mất khả năng đàn hồi cùng với không đi tiêu trong suốt 6 giờ. Bên cạnh đó, trẻ có dấu hiệu hôn mê, bất tình cùng với mạch đập nhanh và huyết áp bị hạ. 

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Vì vậy, trẻ có dấu hiệu tiêu chảy cấp thì cần đưa đến ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. 

3. Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Bị tiêu chảy khiến cho khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ bị suy giảm. Ngoài ra, biến chứng để lại còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển, trí tuệ của trẻ sơ sinh. Cho nên, cha mẹ cần biện pháp phòng ngừa cho trẻ.

  • Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn vô cùng tốt và bổ dưỡng. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng tiêu chảy, cũng như phòng ngừa, trẻ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa rất nhiều lợi khuẩn như vi khuẩn axit lactic, loại khuẩn giúp ức chế khả năng sinh sôi trực khuẩn ở đại tràng
  • Cần đảm bảo vệ sinh, nguồn nước và không gian sống sạch sẽ.
  • Trước khi cho trẻ bú cần rửa sạch tay và ăn kỹ uống sôi. 
  • Sử dụng vắc xin Rotavirus từ 6 tuần tuổi để phòng ngừa khả năng nhiễm bệnh.  

Kết luận:

Hy vọng bài viết của quầy thuốc Minh Long cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Việc nhận biết rõ tiêu chảy và cách phòng ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh sẽ giúp ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ.